news/vQXTDeHRGf4vHISh8pHbXrEBP73HEkeAPnFQ94oQ.jpg

Bánh gai Ninh Giang - Đất nào bánh nấy

Bánh gia Ninh Giang: Đất nào bánh nấy

Dẻo thơm bánh gai bên dòng sông Luộc - Ảnh 1.

Bánh gai Ninh Giang đã có thương hiệu và vươn đến nhiều nơi cả trong và ngoài nước. Ảnh: Dulichhaiduong

Bánh có màu đen đặc trưng và được gói bằng lá chuối tươi, hai vợ chồng bèn lấy tên là bánh gai vì được làm từ lá của loại cây có nhiều hình gai. Về sau, con cháu của họ cải tiến bánh, cho thêm nhân đậu xanh, dừa tươi, thịt mỡ và gói bằng lá chuối khô thành bánh gai như bây giờ.

Khi đó, cây gai mọc rất nhiều ở Ninh Giang, về sau một số nơi lân cận đến lấy lá về làm bánh và trồng mới nhưng hương vị không được thơm ngon như ở Ninh Giang. 

Trải qua bao thế hệ, bánh gai Ninh Giang dần hình thành những công thức cứng cộng với tay nghề tài hoa của người thợ làm bánh, sự gắn kết đó đã khẳng định được thương hiệu bánh gai Ninh Giang trứ danh.

Gạo nếp cái hoa vàng ở Kinh Môn, mật ong ở Thanh Hà, đậu xanh ở thành phố Hải Dương… là những gì tinh túy nhất hợp với lá gai Ninh Giang để làm nên bánh. Thậm chí, lá gai phải chọn lá to, non không dùng lá nhỏ có lẫn hoa, lá phải đem phơi vài lần sau đó nghiền thật nhuyễn, mịn mới có thể dùng làm nguyên liệu. 

Phần nhân bánh hiện nay có thêm mỡ lợn, tuy vậy mỡ lợn phải được làm nhuyễn, không ngấy và trộn với đường để làm sao cho người ăn không cảm nhận được độ mỡ nhưng vẫn thấy bùi bùi và mềm bánh.

Cô Nguyễn Thị Tuyết Nga, chủ cơ sở bánh gai cô Tới chia sẻ: Không chỉ với gạo, lá chuối, thịt mỡ mà ngay cả đến đậu xanh được trồng ở "đất trồng đậu Hải Dương" cũng phải được chọn lựa kỹ. Hạt đậu phải căng tròn, lấy tay xiết rồi nhấc hai đầu ngón tay thấy dính dính, xốp và mịn, hình thù phải như khoai tây luộc bở tơi thì mới đủ tiêu chuẩn làm bánh gia Ninh Giang.

Lá gai đẹp nhất vào mùa mưa phùn tháng Giêng, tháng Hai, mùa đông thì cây hay ra hoa không hái được. Cây gai từ lúc trồng đến lúc thu hoạch trong khoảng 45 ngày tốt nhất, được sơ chế ít nhất qua hai nắng. Sau phơi lần một, lá sẽ được luộc lên vắt nước rồi phơi lần hai, phơi khô lần hai lá gai có mầu đen rồi được nghiền ra thành bột mịn.

Phần vỏ bánh gai được làm từ bột gạo nếp và bột lá gai được trộn với nhau cùng nước đường tạo ra một hỗn hợp bột mịn dẻo màu đen nhạt. Nhân được làm bằng đậu xanh bỏ vỏ hấp chín cho bở tơi. Dừa già nạo thành sợi nhỏ, mỡ lợn luộc chín ướp đường nửa tháng, mứt bí, mứt hạt sen nước đường được trộn đều bằng máy trong một giờ.

Bánh được gói bằng lá chuối khô, lá dai đẹp gói vào lớp trong cùng (lớp lòng) giúp bảo quản và bóc bánh dễ dàng. Mùa đông gói dày lá, mùa hè gói mỏng lá sau đó đem hấp trong khoảng 1,5 giờ đồng hồ.

Bánh gai Ninh Giang: Nức tiếng bay xa

Từ chỗ là thứ bánh "chống đói" của đôi vợ chồng nghèo năm nào, bánh gai Ninh Giang đã trở thành thứ bánh đặc sản mà ai đi qua nơi này không thể không dừng lại thưởng thức và mua về cho người thân.

Hiện nay, riêng ở thị trấn Ninh Giang có hơn 30 cơ sở sản xuất bánh gai còn tính trên toàn huyện Ninh Giang thì có đến cả trăm cơ sở. Trước đây, bánh gai thường được sử dụng vào các ngày lễ, tết, đám cưới và dùng làm quà biếu thì đến nay bánh gai đã trở nên thông dụng, khách xa gần khắp nơi tìm về mua hàng ngày.

Đặc biệt, bánh gai Ninh Giang từng đi tham dự triển lãm thành tựu kỹ thuật kinh tế toàn quốc và giành được 3 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc. Sản phẩm bánh gai Ninh Giang được du khách quốc tế chọn mua khá đông về làm quà, họ gọi đây là "đặc sản Việt Nam" chứ không chỉ riêng ở Ninh Giang.

Dẻo thơm bánh gai bên dòng sông Luộc - Ảnh 2.

Bánh gai Ninh Giang dẻo thơm, ngọt ngào. Ảnh: Dulichhaiduong

Cũng theo cô Nguyễn Thị Tuyết Nga chia sẻ thì bánh gai Ninh Giang để vươn ra thị trường thế giới thì càng ngày càng nâng cao chất lượng và hoàn thiện chuỗi cung ứng, xây dựng thương hiệu. Hiện nay, nhiều cơ sở đã chủ động trồng cây lá gai để phục vu nhu cầu sản xuất quanh năm.

 Cũng vì thế mà làm bánh gai tạo ra công ăn việc làm đều cho người dân, ngoài ra làm bánh gai còn thu hút khách du lịch muốn trải nghiệm và tham quan làng nghề bánh gai Ninh Giang.

Cô Nguyễn Thị Hoan, một chủ cửa hàng bánh gai khu vực gần đền Tranh, thị trấn Ninh Giang cho biết: "Bình quân một ngày tiêu thụ được khoảng 200 đến 300 chiếc bánh gai, dịp lễ hội cao điểm thì lên đến khoảng 500 đến 600 chiếc. 

Du khách ai sau khi ăn thử đều mua với số lượng lớn về làm quà, mỗi chiếc bánh gai giá chỉ từ 5 ngàn đồng mà lại thơm ngon, đậm đà mùi vị của quê hương", Cô Hương hào hứng chia sẻ. 

© Bản quyền 2024